Cách kiềm chế cơn giận: 3 bước dễ nhớ

Mọi người chúng ta ai cũng đều tức giận, chỉ khác nhau ở mức độ nóng tính và phản ứng ra sao với cùng một sự việc. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao những người kia được mọi người quý mến và dễ gần gũi còn bạn thì không?

Người nóng nảy nhìn mặt rất xấu và thường bị mọi người chung quanh ngán ngại, lánh xa. Chưa kể người dễ giận dữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường và nếu một người có tiểu sử cao huyết áp mà nóng tính thì hậu quả rất khó lường. Không hiếm những trường hợp có những người đột quỵ thậm chí tử vong chỉ vì bị nhồi máu giữa một cơn giận đùng đùng. Nóng giận gây hại đủ các mặt thậm chí ở những khía cạnh mà bạn không thể ngờ tới. Bạn hãy tin tôi ở điều này!

Cách kiềm chế cơn giận
Những người dễ nóng giận rất “khó ưa” ngay cả đó làm một em bé

Vậy làm thế nào để ta học được cách kiềm chế cơn giận dữ?

Mỗi người đều có kiểu nóng giận khác nhau và cách thức “cai giận” cũng vì thế mà khác nhau. Hầu hết chúng ta thừa nhận rằng nóng tính là không đúng, không hay và cần điều chỉnh. Tuy nhiên khi gặp chuyện đáng giận lôi đình thì chúng ta chẳng còn nhớ gì nữa mà chỉ muốn “xả” ra một đống ngôn từ, cử chỉ và thái độ đáp trả cho hạ hỏa.

Vậy nên để tập đức tính điềm đạm và khả năng phản ứng tích cực khi xảy ra chuyện dễ nổi nóng cần rất nhiều quyết tâm. Đồng thời ta phải luôn tự nhủ rằng không nên để cơn giận kiểm soát hoàn toàn con người mình vì như thế mọi chuyện đâu lại vào đấy. Ba ngày nhịn nhục nhưng chỉ cần ba giây “lỡ dại” là coi như ta lại trở lại chính cái tôi đáng ghét và đáng trách!

THA-THU

Cá nhân tôi là một người vô cùng nóng tính. Đã nhiều lần tôi muốn tập thái độ tích cực khi bị chọc giận nhưng lúc làm được lúc không. Nói chúng là rất dễ quên bài học và miệng sẵn sàng thốt ra những lời lẽ chỉ trích nặng nề nhất nhằm vào đối tượng. Và sau khi cảm thấy hả giận, ngồi suy nghĩ lại sự việc thì ôi thôi: “tôi đã làm gì thế này?!”

Nhưng thời gian gần đây tôi thấy bản thân mình có chuyển biến tốt lên sau khi đã nghiệm ra được ba điều như sau.

3 bước giúp kiềm chế tính nóng giận:

1. Ngồi tĩnh tâm và thừa nhận rằng mình là một người dễ nổi nóng. Bạn hãy nhìn chung quanh và xem có ai “xấu tính” như mình hay không. Hở một chút là tức giận quát tháo. Chỉ cần một lời nói giỡn chơi, khiêu khích nhẹ hoặc góp ý là cũng khiến ta nổi xung thiên. Khi giận dữ, ta không tự chủ được lời nói và hành động. Bạn thử tưởng tượng hình ảnh mình lúc đang nổi giận như thế nào. Tôi chắc rằng đoạn “video clip” đó không hay ho gì và bạn chẳng bao giờ muốn đưa nó lên Youtube một chút nào!

Để biết rõ mức độ nóng tính của bạn tới đâu, bạn có thể dùng bài trắc nghiệm sự giận dữ này.

2. Hiểu ra rằng tính cách nóng nảy, dễ giận dữ là một điều rất xấu và gây hại cần được loại bỏ. Vẻ mặt hung tợn, nhăng nhúm, mày cau lại và mắt phóng hỏa không thể gọi là đẹp, dễ thương hoặc dễ chịu. Bạn hãy nhớ lại những mối quan hệ cũ của mình đã bị làm hại vì những lời nói và thái độ của bạn lúc giận sôi trước đây. Bạn cũng có thể ân hận vì những việc đáng ra không nên xảy ra: mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, với người nhà, vợ con… Những công việc làm ăn đổ bể, những giây phút cự cãi chỉ trích, những đồ vật bị phá hủy, những mối quan hệ rạn nứt đỗ vỡ… Những cái bợp tai vợ/chồng, con cái hoặc người khác. Nếu những điều này đã chưa từng xảy ra có phải cuộc đời của bạn hạnh phúc hơn nhiều hoặc công việc của bạn đã thành công hơn hẳn hiện nay hay không?

anger_danger

3. Khao hát học cách kiềm chế bản thân, kiềm chế cảm xúc và không để quên mong muốn này. Bạn hãy nhớ lại ba cơn giận gần đây nhất là gì, nguyên nhân ra sao và nếu bạn không nổi giận thì sự việc đã xảy ra theo chiều hướng nào?

Bạn hãy liệt kê lại các cơn giận này:

1/ Cơn giận thứ nhất:

2/ Cơn giận thứ hai:

3/ Cơn giận thứ ba:

Bạn hãy thành thật với chính mình: những tình huống này tôi có cần thiết phải tỏ ra nóng tính như vậy hay không và nếu tôi kiềm chế bản thân tốt hơn thì điều tốt đẹp nào đã xảy ra?

Dĩ nhiên, bạn cứ quyết tâm rồi sẽ quên khoáy mất và thất bại, rồi lại quyết tâm, rồi lại thất bại… Tôi đã bị bao nhiêu lần như thế. Nhưng nếu bạn chỉ cần tự nhủ và nhớ lại cơn giận gần đây rồi rút kinh nghiệm về nó, bạn sẽ tiến bộ dần lên. Tiếp theo, khi có một sự kiện khiến bạn muốn nổi giận, hãy giành ra nửa giây, vâng chỉ cần chưa đầy một giây đồng hồ cũng đủ để bạn khóa vòi dòng nước sôi nóng nảy từ người bạn thoát ra ngoài. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy bạn có thể quyết định bước ra xa đối tượng gây giận dữ. Hoặc bạn nghĩ nhanh qua đầu hình ảnh nổi giận sắp tới của mình sẽ ra sao theo thông lệ. Bạn cũng có thể nghĩ đến hậu quả, sự tồi tệ mà cơn giận sẽ mang đến cho bạn ra sao nếu bạn không dập tắt nó đi ngay lập tức.

Cách kiềm chế cơn giận nóng tính

Đúng vậy, chỉ cần bạn giành ra chưa đến một giây và suy nghĩ một trong những điều trên cũng đủ để giúp bạn nguôi cơn giận. Tôi đã làm như vậy và đạt thành công nhất định khi học cách kiềm chế cơn giận. Bạn hãy tập thử xem thế nào vì bạn biết bạn là người cáu gắt và bạn muốn sửa đổi, có đúng như vậy không thưa bạn?

Nếu bạn trải qua những kinh nghiệm khác và có những cách để kiềm chế cơn nóng giận, bạn vui lòng chia sẻ với tôi và mọi người. Chúng ta cần học tập lẫn nhau, thậm chí lập ra “Hội những người muốn cai giận” trên net, trên Facebook hoặc ngoài đời nếu có thể được.

Bạn vui lòng kể lại câu chuyện và chia sẻ ý kiến của mình bên dưới đây.

Cảm ơn bạn và chúc bạn tìm ra cách kiềm kế cơn tức giận hiệu quả cho bản thân mình!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

VÌ SAO NÊN THA THỨ?

VIDEO CLIP: TẠI SAO CẦN THA THỨ?

 

Một suy nghĩ 92 thoughts on “Cách kiềm chế cơn giận: 3 bước dễ nhớ

  1. Toi là nữ 31 tuổi.con cọp . Tính thẳng thắng. Ko thích nịnh ngọt kiểu ngọt mật chết ruồi. Thích chân thật. Đặc biệt rất nóng. Đã có gia đình và con gái. Chồng cũng nóng tính nên gia đình thường hay ko vui. Nhiều lần quyết tâm kiềm chế cơn giận. Cố gắng tự nhắc mình phải tập nói ngọt vì là phụ nữ nhưng thất bại. Nhờ thầy giúp giùm

    Thích

  2. Bài viết này mà làm mình bớt nóng giạn được chắc phải hậu tạ tác giả quá. Kể ra 3 cơn giận giữ cho mọi người nhé. Thứ nhất , mới sáng mồng 1 thằng đồng nghiệp hỏi mượn tiền …giận. Thứ 2 , sáng nọ 2 vợ chồng đi ăn sáng vợ ngồi trách móc sao không giúp vợ hoàn thiện vài bộ hồ sơ trên công ty… nổi đóa chửi vợ nước mắt ngắn dài. Thứ 3 , tối nay luôn ,giúp vợ làm mấy bộ hồ sơ nhưng làm ẩu bị cấp trên họp khiển trách tức quá phản ứng điên cuồng , ngu nhất là câu ” nếu đã thế đồng chí cứ làm tôi sẻ theo” . Ôi thôi … hi vọng nhận được thêm những lời khuyên và cách hay từ tác giả. Khuya quá rồi.

    Thích

  3. Ban oi, tôi có cần phải đi chuyên gia tâm lý ko?
    Chuyện là vầy, tôi rát hay nóng giận, và mỗi lần như vậy thì đứa con trai 3 tuổi của tôi hay bị tôi la hét hay chửi bới hay đánh đòn.
    Bé trai 3 tuổi của tôi thì cũng như những Đứa trẻ bình thương khác, cũng nghịch ngợm, phá phách, ham chơi và ko nghe lời. Nhưng lúc bình tĩnh thì ko sao, khi cơn gian nổi len thì nhieu lúc tôi đánh mắng cháu, mà ko phải là chỉ bắt cháu nằm xuống rồi tét vào mông mà tôi vạ đâu đánh đó, có lúc còn nắm tóc thằng nhỏ, lúc thì cú vào đầu nó, lúc thì tạt nứoc vào mặt bé vv và chuyện tôi la hét với cháu là thương xuyên. Tôi rất rất ân hận và đã bao nhieu lần tự hứa là sẽ ko làm như vậy nữa nhưng mọi chuyện vẫn vậy, thậm chí còn tệ hơn vì khi đánh cháu tôi có cảm giác Hưng phấn giống nhu là vui khi mình duoc trút giận lên đầu bé. Tôi thật sự sợ cả bản thân mình, sợ có khi ko kiềm chế duoc sẽ tổn thương con hay sợ đau này con lớn lên sẽ ảnh hưởng tâm lý nên tôi muốn biết cơn nóng giận của tôi có phải là một căn bệnh? Và có cách nào để trị được căn bệnh này và ko cho nó tái phát? Vì tôi sợ lắm việc làm tổn thương bé về cả thể chất lẫn tinh thần. Xin giúp đỡ tôi.
    Cảm ơn

    Thích

    • Mình cũng giống bạn. Mỗi lần đánh con xong mình ân hận lắm. Con đau 1 thì mình đau nhiều hơn thế. Tự hứa với bản thân sẽ làm chủ cảm xúc. Ko đánh chửi con nữa, nhưng mỗi khi nóng giận nên mình ko còn là mình nữa. Mình trở thành con quỷ đội nốt của mẹ nó. Làm cách nào để khắc phục đc tình trạng này đây?

      Thích

    • Cháu chào cô ạ. Cháu không phải là 1 bác sĩ tâm lý mà chỉ là 1 học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Cháu cũng có gia đình của cháu và là 1 người rất dễ nổi nóng, rất dễ cãi nhau với bố mẹ nhưng cháu lại là người mau quên và vô tư nên vẫn chưa dẫn đến hậu quả gì xấu. Là 1 đứa con, cháu hiểu đôi lúc bố mẹ cảm thấy áp lực, khó chịu với con cái nhưng bạo lực không bao giờ là cách giải quyết tốt nhất đối với con trẻ. Nếu bố mẹ cứ giữ thói quen dùng bạo lực để giải quyết con cái thì dần nó sẽ thành 1 thói quen xấu, sẽ khiến con cô bị tổn thương tâm lý rất nhiều và nảy sinh ra cảm giác sợ hãi ghét cô, thậm chí là có những suy nghĩ tiêu cực nếu mọi chuyện đi quá xa. Nếu được, cô nên dành thời gian để đi khám bác sĩ tâm lý, có thể nó sẽ giúp cô bớt áp lực và tìm ra cách giải quyết khác tốt hơn. Cô cứ nói thẳng với con cô tất cả những cảm xúc của mình, để nó hiểu rằng cô đánh nó không phải vì có ý xấu mà chỉ là cơn giận nhất thời, cùng nói chuyện, cùng chia sẻ có lẽ phần nào giúp mọi chuyện dịu đi. Đừng khiến con cô tổn thương dù nó có hư đốn như nào. Cháu cám ơn cô nếu cô đọc được những dòng này và cố tìm cách giải quyết.

      Đã thích bởi 1 người

      • Dù không biết cháu là ai nhưng cũng rất cảm ơn cháu đã mạnh dạn chia sẻ suy nghĩ của mình để các bậc làm cha làm mẹ như anh chị đây hiểu, thực sự nói và làm khác nhau nhiều lắm, chị cô cũng đang ở trong cùng tâm trạng như các anh chị trên đây, giờ cô chỉ có thể tìm 1 số bài thuyết pháp nghe để giảm áp lực và căng thẳng để giảm đi cơn giận.

        Thích

    • Nếu chí làm như vậy sẽ rất tổn hại đến tinh thần con chị, khi cơn giận giữ đến chị hãy dằn lòng mình lại và hít một hơi thật sâu rồi thở ra, tôi nghĩ cách này chắc cux sẽ có hiệu quả. Chị nên nghĩ cho đứa con của mik vì còn bé nên trẻ thường học theo người lớn , chị phải nhận thức đc rằng nếu chị hành xử một cách sai trái như vậy rồi lớn lên đứa trẻ cux sẽ hc theo mik do vậy nên thay đổi cách hành xử vs con chị nhé.Cháu bé ms nhỏ tuổi như vậy nếu chị cứ tiếp tục hành hạ cháu như vậy tôi e là tinh thần cháu sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề đấy!

      Thích

    • Bạn nóng giận mất kiểm soát trầm trọng và ngay lúc này cần dừng ngay hành đồng đánh chửi con lại. Trước khi tìm được phương pháp gì điều trị bệnh nóng của bạn thì cũng xin đừng hành hạ con như thế . Đọc mà thương thằng con!

      Thích

  4. tôi là một người khá nóng tính nhưng có lẽ tôi đã chỉnh để mình dịu dàng nếu tôi không lấy phải một ông chồngcực kỳ nóng tính và bảo thủ. Chồng tôi là người là sáng ra phải chiuwr vợ con vài câu mới yên. Làm bất cứ việc gì ai làm không đúng ý anh là y rằng hôm đó anh về đổ hết lên đầu tôi.Trong mắt anh tôi phải một người vơ đảm việc nhà( chăm con, lau dọn sắp sếp nhà cửa tốt, nấu ăn giỏi,dạy con tốt, chăm sóc chồng tốt từ bữa ăn đến cái mắc nàm, dọn quần áo, đồ dùng mà chồng bạ đâu vứt đó và phải làm cho thật gọn đẹp. Ngoài ra thì phải kiếm tiền giỏi và làm hẫu thuẫn giỏi khi chồng hỏi ý kiến, ý kiến mà không nghĩ ra chuẩn là lôi đình kéo theo…. Vậy nên Dù tôi đã học được cách kiềm chế cơn giận mà vì kiềm chế nhiều dẫn đến street muốn tự tư.Quay ra tôi trở lại nóng tính vào những đứa con thay nois nhẹ nhàng thì nhiều khi chúng không chịu học, chúng vứt đồ lung tung là tôi mắng mà tôi biết mình cần phải khuyên nhủ nhẹ nhàng nhưng tôi vừa nghe chông chửi điên lên vì những thứ không đâu và tôi không thể kìm lại, nhưng tôi chưa tức tối việc đánh con hay nói thậm tệ chỉ là những lồi quát to như:” các con, hay chúng bay có dọn đồ vào cho mẹ không , mẹ nói mãi rồi mà chịu học gì cả, mẹ điên với con mất…” nhưng tôi vẫn thấy hối hận vì cách dạy con chưa khoa học, nhất là hai con tôi lười an, lười học làm tôi phải …. Tôi chỉ muốn rời xa ông chồng như vậy….. Hãy cho tôi lười khuyên tôi nên làm gì để không nóng giận .,… tôi điện mất cái đầu à. Cảm ơn nhiều

    Thích

    • Con người khi sinh ra ai cũng lương thiện đúng không chị,có lẽ chị hay bị chồng nổi cơn nóng giận,cứ mổi ngày trôi qua dường như chị cảm thấy chán nãn và cứ như thế mổi ngày chị cũng nóng giận theo chồng rồi mang những cơn nóng giận đó chút hết lên đầu các con khiến các con chị ngày một chán nãn bỏ bê mọi thứ và có khi nào chị nghĩ con rồi sẽ nóng tính như bố mẹ thì…Cứ mỗi sáng thức dậy chị hãy uống một cốc nước ấm vừa tốt cho não bộ vừa tốt cho hệ tiêu hóa.nếu có hãy rành chút thời gian tập thể thao hay ngồi THIỀN 10p hít sâu và thở nhẹ suy nghĩ vì sao mình hay nổi giận,những cơn nổi giận gần đây là gì nó có ảnh hưởng tới những mối quan hệ của chị hay không nghĩ lại mới thấy sao lúc đó mình không rành chút thời gian để kìm chế cơn nóng giận để rồi người đó cũng sẽ suy nghĩ lại về mình một lần làm cho mọi truyên tốt hơn chị sẽ có thêm sự nể trọng và niềm vui cho chị. nếu một ngày không có ai thì biết chút cơn nóng giận vào ai,lúc đó một mình chị vừa cô đơn lại vừa buồn hơn nữa.với các con chị nên rành chút thời gian cùng con đi chơi công viên…và hứa với các con nếu các con làm tốt mẹ sẽ thưởng…thời gian đi chơi của chị cùng các con sẽ là thời gian chị cùng các con quên đi lo âu phiền muộn trong lòng và yêu đời hơn.cứ như vậy chồng chị sẽ suy nghĩ lại về mình trong thời gian…dù khó khăn hãy cố giữ vững lập trường đừng nhụt ý trí nhé chị.em chúc chị thành công.

      Thích

    • Em cũng gần giống như chị, chồng em nóng tính kinh khủng, chuyện nhỏ xảy ra thôi cũng chửi, em cũng muốn nghe lời khuyên của mọi người. Ngoài chuyện nóng tính đó ra thì chồng em là người cũng thương vợ thương con.

      Thích

  5. tôi năm nay 33 tuổi chưa lập gia đình , tính tình thẳng thắng và rất nóng tính, trong cuộc sống cũng như trong công việc có chuyện gì xảy ra dù nhỏ hay lớn tôi đều không kìm chế được bản thân mình, sau mọi chuyện thì tôi lại hối hận tại sau mình làm như vậy rồi hứa với lòng là sẽ không để xảy ra nữa , nhưng tôi không làm được, hiện giờ tôi đang rất buồn rất mong chuyên gia giúp tôi . tôi xin cám ơn

    Thích

  6. Tôi không cam thay vui khi đang nóng giận như bạn những lúc đó tôi thấy ngực Không thở được và nó chỉ muốn trao ra những lời chửi bởi, trách móc cho hả. Nhưng càng kim nen càng khó chịu. Tôi phải làm sao. Tôi rất sợ cam giấc đó

    Thích

  7. Tôi không cam thay vui khi đang nóng giận như bạn những lúc đó tôi thấy ngực Không thở được và nó chỉ muốn trao ra những lời chửi bởi, trách móc cho hả. Nhưng càng kim nen càng khó chịu. Tôi phải làm sao. Tôi rất sợ cam giấc đó

    Thích

  8. Mình 36 tuổi, đã lập gia đình. Tuy là phụ nữ nhưng mình lại rất nóng tính. Mình thẳng thắn và hay bày tỏ quan điểm rõ ràng. Nói to. Mình muốn sửa mà khó quá. Lắm lúc thấy bản thân rất ích kỷ. Nóng tính như ăn vào máu rồi. Đang cố gắng để sửa!

    Thích

  9. Mình 35 tuổi mình rất hay nổi cáu mỗi khi bị áp lực trong công việc. Mỗi khi nổi cơn nóng mình nói không tiếc lời,và mình còn không kìm chế được nước mắt nữa mình muốn sửa mà chẳng biết làm thế nào.mong các bạn có cách nào để kiềm chế cơn nóng dận và nước mắt cách sau của mình.

    Thích

  10. Mình đã thử và thấy có kết quả đó là mình nghe pháp của Đức Phật dậy! Trong những lúc chán nản bế tắc mình nghe những bài thuyết pháp của Thầy Thích Pháp Hoà! Ngay thời điểm đó mình đã tĩnh tâm lại , lúc đó mình có thể nghĩ ra được là mình nên làm gì với vấn đề của mình. Nếu bạn kiên trì ngày nào cũng dành thời gian để nghe , để tu sữa. Mình đảm bảo ai cũng sửa được tính nóng giận. Vấn đề có kiên trì nghe hàng ngày không thôi! Chúc tất cả những bạn nóng tính tìm được phương pháp cho mình kiểm soát cơn nóng giận! Goodluck^^

    Thích

    • Tôi đồng ý với bạn , ngày trước tôi nóng tính và cộc cằn , từ khi đọc đựơc những lời giáo huấn của Phật va được nghe những bài Pháp của các thầy :Thích Pháp Hoà, Thích Minh Niệm, Thích Phước Tiến… làm cho tôi làm chủ đựơc tâm và nhận thức đúng , sai những việc đã làm và sẽ làm…
      Ngoài việc nghe Pháp các bạn cố gắng tập thể dục và hành thiền , sẽ giúp cho việc kiểm soát cơn nóng giận rất cao .
      Chúc các bạn thành công !

      Thích

    • Mình cũng thử vài lần nghe thuyết pháp để thấy lòng nhẹ nhang sau bế tắc, lúc nghe thực sự rất tấm đắc và bao nhiêu suy nghĩ trong đầu là mình sẽ thay đổi và nhất định không được la mắng con bằng những lời lẻ nặng nề, còn chuyện có kiềm chế được hay không thấy vẫn còn khó quá, lúc nào rảnh mình đều vào web tìm cách kiềm chế cơn giận, mình rất hiểu cảm giác của mọi người ở đây

      Thích

  11. Mình cũng hay nổi điên với con, đã bao lần tự hứa sẽ ko vậy nữa.nhưng ngày càng tệ. Ước gì có cái vòng kim cô giống tề thiên nhỉ, lo quá.

    Thích

  12. Sáng này vì một chuyện không đâu của trẻ con mà tôi đã đánh em gái mình. Đập vỡ 1 cây quạt, giờ nghĩ lại tôi thật sự hối hận. Do tính tình nóng nảy thiếu suy nghĩ của tôi mà đã làm sứt mẻ tình cảm anh em trong gia đình. Thầy có thể giúp tôi những bài học nào kềm chế bản thân được không ah?

    Thích

  13. Còn mình là giáo viên. Ngày xưa theo mọi ng nhận xét là rất hiền lành, sau hơn chục nămnhaats là vào giai đoạn này khi mình mới sinh em bé xong mình bị khủng hoảng vè chuyện gia đình, công việc nên hình thành cơn lôi từ bao giờ không biết. Mình rất hay mắng học sinh, rất hay nổi giận, cáu bẳn với chồng con, bạn bè. Mình tha thiết muốn cai giận 😦

    Thích

Bình luận về bài viết này