Kiềm chế nóng giận hay là… chết?

Kiềm chế cơn nóng giận ra saoKhi bạn nói “bực mình” hay “tức mình” thì có phải chính bạn là người đang cảm thấy nóng giận và bực bội? Sự giận dữ tiêu hao rất nhiều năng lượng của một con người. Hơn thế cảm giác tức tối và căm phẫn còn gây ra rất nhiều hậu quả tai hại mà bạn thậm chí không hề biết.

Giận quá mất khôn và có thể làm nguy hại đến tính mạng. Dưới đây là một câu chuyện minh họa cho điều này.

Shafa là một phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác. Cô sống trong vùng đất Gorn và người dân ở đây là những người hiếu khách. Một trong những quy tắc của dân làng Gorn là tiếp đón nồng hậu người lạ đến nhà mình.
Một ngày nọ chồng Shafa đi săn trở về nhà cùng với hai người đàn ông lạ mặt từ một vùng đất xa xôi nào đó. Như thông lệ, Shafa phục vụ thức uống và đồ cho các vị khách. Tối đến, cô chuẩn bị chỗ ngủ cho họ.
Khi ấy Shafa cảm thấy rất khó chịu trong lòng vì cô có linh cảm xấu về hai người khách. Thật tình cô chẳng muốn cho họ ở dung trong nhà mình chút nào nhưng biết làm sao được, họ là những vị khách.
Đêm đó cô ngủ chập chờn và mộng mị. Ít lâu sau, cô tỉnh giấc vì có tiếng la hét. Vùng dậy cô bước ra khỏi nhà và thấy bên ngoài là một cảnh hỗn loạn. Mọi người chạy nháo nhào, la lớn và khóc thét. Nhiều ngôi nhà bị đốt cháy.
Làm gì kiềm chế tức giận Ở bên ngoài nhà, Shafa nhìn thấy một số bạn bè của cô chạy ngang qua, họ túm lấy cô. Họ ra hiệu cô tiến về phía ngôi nhà của vị trưởng làng. Một người bạn lấy tay đưa ngang cổ ý muốn báo cô có sự giết chóc.
Shafa linh cảm ngay đó là những gì mà hai vị khách lạ đang làm. Chạy về phía nhà trưởng làng, cô nhìn thấy dưới ánh trăng hai người đàn ông chất những món đồ cổ quý giá của làng lên ngựa. Họ sắp sửa rời đi với những món đồ thiêng liêng vô giá của ngôi làng.
Trong cơn giận dữ, cô chạy về phía họ và nắm lấy dây cương một trong những con ngựa. Ngay khi đó cô cảm thấy một lưỡi dao sắc lạnh chặt vào cánh tay mình, cô bị thương ngã nhào xuống đất.
Sau biến cố khủng khiếp gấy, dân làng Gorn cũng bắt đầu dần xây dựng lại cuộc sống của mình. Một vị trưởng làng mới được bầu lên.
Những ngôi nhà cháy đã được sửa chữa, những con người dũng cảm bắt đầu đưa cuộc sống của họ trở lại với khả năng tốt nhất có thể. Cánh tay bị thương của Shafa bắt đầu liền da.
Nhưng lòng dạ Shafa vẫn không yên. Mỗi lần cô nghĩ đến hai người đàn ông kia là cô cảm thấy dâng lên một cơn thịnh nộ. Cô quá tức giận và căm phẫn với những kẻ ác độc vô ơn.
Tâm cang Shafa như ngọn lữa thiêu đốt và sự giận dữ như chực trào ra. Tại các cuộc họp dân làng Gorn,  Shafa thường đứng lên đầy bức xúc, tức tối nguyền rủa hai người khách tàn độc. Bạn bè khuyên cô bỏ qua quá khứ hận thù và nghĩ đến tương lai nhưng cô dường như không thể làm được điều ấy.
Trong một buổi họp, cô phẫn nộ đến độ giơ cánh tay lên, xé các miếng băng để lộ vết thương của mình khiến máu bắt đầu tuôn trở lại. Kiềm chế nóng giậnNhững ngày sau đó, Shafa tuyên bố với mọi ngời rằng cô sẽ không để cho vết lành lại mà cứ để máu chảy như một dấu hiệu nhắc nhở sự tàn bạo mà người dân làng phải chịu đựng.

Bạn bè lo sợ cho sức khỏe của cô.

Nhiều tuần trôi qua và Shafa từ chối điều trị cánh tay mình. Vết thương bị nhiễm trùng và sưng lên. Cơ thể cô trở nên yếu dần đi.

Nằm bẹp trên giường, cô được một người lớn tuổi đến thăm. Ông lão ngồi nắm tay cô và nói nhẹ nhàng: “Shafa, tại sao con lại làm con ra nông nỗi này? Cái chết của con chính là một nạn nhân nữa cho sự tàn độc ấy. Con làm như vậy để đạt được gì?

Với những lời lẽ sâu lắng đó, ông lão rời khỏi ngôi nhà. Ngày hôm sau, Shafa thức tỉnh và chấp nhận được điều trị.

(Feel Better CEL)

Kiềm chế cơn tức giận hiệu quả

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Kiềm chế nóng giận hay là… chết?

Bình luận về bài viết này